Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng mở cửa vào năm 1919, tính đến nay đã hơn 100 năm lưu giữ và bảo tồn những tinh hoa của vương quốc Chăm Pa cổ. Nhìn về thời kỳ vàng son của người Chăm Pa qua những lưu giữ nghệ thuật và lịch sử về vương quốc này.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm có tên đầy đủ là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa, tên gọi khác là Cổ viện Chàm. Bảo tàng hiện là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước, với tổng diện tích lên tới 6.673m2. Trong đó, 2.000m2 được sử dụng để trưng bày các di vật cổ, còn lại là bộ sưu tập tranh ảnh, tài liệu quý hiếm bậc nhất về nền văn hóa Chăm.
Xây dựng từ năm 1915, tuy nhiên “nền móng” cho công trình này đã được thực hiện qua nhiều năm trước đó. Cụ thể, việc thu thập các tác phẩm điêu khắc Chăm đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX bởi những người Pháp yêu khảo cổ học, đặc biệt là những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Tất cả các hiện vật được tìm thấy được tập trung tại một địa điểm, thời bấy giờ gọi là công viên Tourane. Ý tưởng xây dựng bảo tàng để bảo vệ và trưng bày dấu tích của nền văn minh Chăm Pa cũng manh nha từ đây
Năm 1915: Bảo tàng chính thức được khởi công xây dựng Năm 1916: Bảo tàng về cơ bản được xây dựng xong; Năm 1919: Bảo tàng mở cửa đón công chúng tham quan; Năm 1930: Bảo tàng thi công mở rộng lần thứ nhất do số lượng cổ vật khai quật được đã tăng thêm khá lớn. Đồng thời định hình lại lộ trình tham quan theo thứ tự vùng miền và lộ trình này vẫn được giữ nguyên cho tới hiện nay; Năm 2002: Bảo tàng được mở rộng lần 2, thêm diện tích trưng bày và kho, xưởng phục chế, các phòng làm việc và nghiên cứu; Năm 2011: Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xếp hạng bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam, qua đó khẳng định những đóng góp to lớn của bảo tàng trong việc gìn giữ các giá trị di sản văn hóa Chăm Pa; Năm 2016: thành phố Đà Nẵng tiến hành trùng tu và nâng cấp lại các tòa nhà và phòng trưng bày, đặc biệt vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc ban đầu.
Kiến trúc Bảo tàng Chăm
Bảo tàng được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair, dựa trên gợi ý của Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của Viện EFEO về việc sử dụng các đường nét của đền tháp Chăm Pa kết hợp với lối kiến trúc Gothic châu Âu.
Khu nhà chính nổi bật với mái vòm hình vòng cung, đầu nhọn, giúp bảo tàng nổi bật giữa lòng thành phố. Các gian phòng của tòa nhà được thiết kế mở với nhiều cửa sổ, đảm bảo các khu trưng bày được chiếu sáng tự nhiên. Đặt chân vào khuôn viên bảo tàng, du khách sẽ nhận thấy một bầu không khí cổ xưa với các khối kiến trúc cổ điển, tường vàng nhuốm màu rêu phong và sắc trắng tinh khôi của giàn hoa sứ.
Các phòng trưng bày
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang lưu giữ hơn 2.000 cổ vật lớn nhỏ, trong đó khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được lưu trữ cẩn thận trong kho.
Các tác phẩm điêu khắc này hầu hết đều nguyên bản, được làm trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng. Chúng có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV và phản ánh rõ nét đời sống văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người Chăm Pa. Phần lớn tác phẩm miêu tả các vị thần trong Ấn Độ giáo như: thần Shiva, thần rắn Naga, thần hạnh phúc Laksmi,…
Bên cạnh đó là các tác phẩm có nội dung gần gũi với cuộc sống. Không chỉ độc đáo về chất liệu, các tác phẩm tại bảo tàng còn thể hiện đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc ở cả tạo hình, nội dung và tư tưởng.
Các cổ vật này được xếp vào các phòng trưng bày theo khu vực địa lý mà chúng được khai quật như: Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Mỹ Sơn, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… Cách phân chia này không chỉ giúp du khách thuận tiện tham quan mà còn dễ dàng nhận biết dấu ấn riêng của kiến trúc Chăm theo từng địa phương.
Các bảo vật quốc gia
Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng, hiện có 3 cổ vật được xếp vào loại bảo vật quốc gia đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ Tát Tara.
Các lưu ý khi tham quan
Để chuyến tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng được trọn vẹn, bạn nên chú ý một số điều sau: Khách vào tham quan cần xuất trình vé tham quan vào bảo tàng; Không sờ vào hiện vật. Không leo trèo, ngồi trên bục bệ trưng bày các hiện vật; Không mang hành lý có kích thước lớn vào bảo tàng, với hành lý xách tay trên 3kg có thể gửi tại quầy để hành lý; Giữ vệ sinh chung trong khuôn viên bảo tàng; Không mang theo chất nổ, chất dễ cháy và các vật dụng nguy hiểm khách vào bảo tàng; Khi vào bảo tàng nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
This website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.
Strictly Necessary Cookies
Strictly Necessary Cookie should be enabled at all times so that we can save your preferences for cookie settings.
If you disable this cookie, we will not be able to save your preferences. This means that every time you visit this website you will need to enable or disable cookies again.